Góc khuất không hề "khuất"
Mới đây,ốisốnglạmdụnghàoquangảotừmộtbộphậngiớitrẻxoilac trên nền tảng mạng xã hội, một bộ phim ngắn lột tả chân thật lối sống chạy theo "hào quang ảo" của một bộ phận giới trẻ, thu hút nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
Phim bắt đầu bằng một buổi họp báo của tác giả trẻ, kể lại chính cuộc đời mình thông qua trang sách và từ những sai lầm bản thân. Mới ra trường, có được công ăn việc làm đã là điều may mắn. Nhưng nhân vật chính chẳng nhận thức được sự may mắn đó mà nhanh chóng bước vào những sai lầm. Khi một chàng trai có lối sống phù phiếm, sĩ diện, tìm mọi cách để chiều chuộng cảm xúc bản thân yêu một cô gái sống ảo, lợi dụng thì điều gì sẽ đến? Ăn nhậu tẹt ga, đi xe đời mới, điện thoại sang xịn, du lịch sang chảnh… nhanh chóng khiến nhân vật chính lâm vào túng thiếu nhưng bất chấp, anh ta vẫn tìm mọi cách để tiếp tục cuộc vui.
Còn xã hội thì sao? Xã hội thì vẫn lạnh lùng chạy theo kim tiền, chỉ cần bán được chiếc xe, cái điện thoại, bộ quần áo… Thậm chí những tổ chức cho vay thì thì liên tục mời chào, miễn là có khách hàng, giải ngân và có lợi nhuận, chẳng quan tâm đến việc khách hàng tiêu tiền vào việc gì, chẳng có bất cứ trách nhiệm gì. Đó là chưa kể tín dụng đen thì ở mọi nơi, tìm mọi cách để dụ dỗ và cưỡng đoạt. Kết cục, cũng như nhiều gen Z khác, tác giả cuốn sách nhanh chóng hết tiền, nợ nần và bị siết nợ rồi bị quăng ra đường.
Phần lớn thời lượng của bộ phim dành để khắc họa một thực tế ảm đạm của giới trẻ, khi mà các giá trị con người, tình yêu, trách nhiệm đều bị che lấp bởi đồng tiền. Đó chính là góc khuất của một xã hội được nhiều người tung hô là hiện đại. Những góc khuất ấy lại không hề khuất, ai cũng thấy, ai cũng gặp, ai cũng đối diện, không chỉ những gen Z mà cả chính những người trưởng thành.
Gây nhiều tranh cãi
Ngay sau khi ra mắt, bộ phim đã gây ra những làn sóng tranh cãi. Nhiều bạn trẻ cho rằng đạo diễn đã cường điệu quá mức chỉ để gây sự chú ý chứ ngoài đời thực thì họ sẽ lập tức nhận ra những bất ổn để tránh đi.
Nhưng lại cũng có nhiều ý kiến cho rằng những gì bộ phim khắc họa là rất thực. Thực đến nỗi họ gặp nó thường xuyên, ở từng góc phố, từng quán ăn, từng cổng trường và điều đó khiến họ cảm thấy e ngại, thậm chí là hoang mang trước một xã hội lạnh lùng.
Nhưng với những người từng trải hơn, họ lại cho rằng bộ phim này nói đúng về cái thiếu của một xã hội hiện nay - trách nhiệm. Với bản thân gen Z, đó là trách nhiệm với cuộc đời mình mà cụ thể hơn là trách nhiệm trong việc quản lý tài chính cá nhân. Với xã hội, đó là trách nhiệm khi hỗ trợ những người đi vay tiền bởi nếu cho vay không đúng cách thì quá bằng hại người ta.
Cho vay có trách nhiệm?
Xưa nay xã hội chỉ quen nói việc người vay có trách nhiệm trả nhưng quên đi rằng người cho vay, là ngân hàng, công ty tài chính hay thậm chí là tiệm cầm đồ, cũng cần có trách nhiệm. Trách nhiệm ấy phải được bên cho vay thể hiện ở nhiều khía cạnh. Đầu tiên là phê duyệt khoản vay phải đúng mục đích. Thứ hai là cho vay phù hợp với khả năng chi trả của khách. Thứ ba là minh bạch mọi khoản lãi phí khi vay để khách có sự lựa chọn. Cuối cùng là phải tư vấn kiến thức tài chính cho khách, giúp họ sử dụng tiền một cách hiệu quả.
Với người vay, đặc biệt là người trẻ, "bị quăng ra đường" là do đã không làm chủ bản thân trước những cám dỗ nên chi tiêu không hợp lý và nhanh chóng rơi vào cảnh nợ nần. Rồi khi đi vay thì vay lấy được, không có kế hoạch làm việc, trả nợ dẫn đến mất khả năng chi trả rồi trắng tay. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của một bộ phận giới trẻ Việt Nam là một kỹ năng cần được trau dồi hơn.
Thông điệp giá trị nhất của bộ phim này xuất hiện ở đoạn kết, khi mà nhân vật chính nhận được lời khuyên từ người bạn đồng hành mặc chiếc áo đồng phục của chuỗi cửa hàng cầm đồ F88. Đó là chính là câu nói "Chỉ vay khi thực sự cần". Đây cũng chính là lời nhắc nhở chân thành và nhân văn mà chuỗi cửa hàng F88, đơn vị tài trợ bộ phim này, gửi tới khách hàng của mình.